Hệ thống lưu trữ tập trung là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu, khối lượng công việc phát sinh hằng ngày của một đơn vị doanh nghiệp, một tổ chức hay một cá nhân cụ thể. Nó đơn thuần chỉ là một thiết bị nhỏ gọn cho một cá nhân đơn lẻ cho đến một hệ thống lưu trữ phức tạp với hàng ngàn kết nối và truy cập đồng thời.
Có thể xem dữ liệu là nhiên liệu còn Hệ thống lưu trữ là động cơ của một Data Center. Như vậy là đủ để cho thấy tầm quan trọng của Hệ thống lưu trữ đối với doanh nghiệp
CÓ NHỮNG DẠNG LƯU TRỮ NÀO ?
Về cơ bản có ba loại hình lưu trữ dữ liệu:
Lưu trữ DAS (Directed Attached Storage): Lưu trữ dữ liệu qua các thiết bị gắn trực tiếp
Mỗi thiết bị DAS được gắn trực tiếp vào máy chủ và có một phần mềm quản lý lưu trữ riêng biệt. Chính vì điều này mà giúp cho việc triển khai lắp đặt của DAS khá dễ dàng, tuy nhiên qua thời gian sử dụng, mức dữ liệu sẽ tăng lên trong khi đó không gian mở rộng của DAS sẽ bị hạn chế và dữ liệu được lưu trữ phân tán trên mỗi máy chủ nên gây khó khăn trong việc quản lý giám sát, phân quyền truy cập và sao lưu. Đây cũng là những nhược điểm lớn nhất của DAS.
Lưu trữ NAS (Network Attached Storage): Lưu trữ dữ liệu gắn qua mạng (IP)
NAS là phương pháp lưu trữ dữ liệu sử dụng các thiết bị lưu trữ đặc biệt gắn trực tiếp vào mạng LAN như một thiết bị mạng bình thường (tương tự máy tính, switch hay router). Các thiết bị NAS cũng được gán các địa chỉ IP cố định và được người dùng truy nhập thông qua sự điều khiển của máy chủ. Trong một số trường hợp, NAS có thể được truy cập trực tiếp không cần có sự quản lý của máy chủ.
Trong môi trường đa hệ điều hành với nhiều máy chủ khác nhau, việc lưu trữ dữ liệu, sao lưu và phục hồi dữ liệu, quản lý hay áp dụng các chính sách bảo mật đều được thực hiện tập trung.
Ưu điểm của NAS:
NAS cũng tăng cường khả năng chống lại sự cố cho mạng. Trong môi trường DAS, khi một máy chủ chứa dữ liệu không hoạt động thì toàn bộ dữ liệu đó không thể sử dụng được. Trong môi trường NAS, dữ liệu vẫn hoàn toàn có thể được truy nhập bởi người dùng. Các biện pháp chống lỗi và dự phòng tiên tiến được áp dụng để đảm bảo NAS luôn sẵn sàng cung cấp dữ liệu cho người sử dụng.
Với việc sử dụng chung hạ tầng mạng với các ứng dụng khác, việc lưu trữ dữ liệu có thể ảnh hưởng đến hiệu năng của toàn hệ thống (làm chậm tốc độ của LAN), điều này đặc biệt đáng quan tâm khi cần lưu trữ thường xuyên một lượng lớn dữ liệu.
- Lưu trữ SAN ( Storage Area Network): Lưu trữ dữ liệu qua mạng quang
SAN (Storage Area Network) là một mạng quang riêng tốc độ cao dùng cho việc truyền dữ liệu giữa các máy chủ tham gia vào hệ thống lưu trữ cũng như giữa các thiết bị lưu trữ với nhau. SAN cho phép thực hiện quản lý tập trung và cung cấp khả năng chia sẻ dữ liệu và tài nguyên lưu trữ. Hầu hết mạng SAN hiện nay dựa trên công nghệ kênh cáp quang, cung cấp cho người sử dụng khả năng mở rộng, hiệu năng và tính sẵn sàng cao.
Hệ thống SAN được chia làm hai mức: Mức Vật lý và Logic
Mức Vật lý: Mô tả sự liên kết các thành phần của mạng tạo ra một hệ thống lưu trữ đồng nhất và có thể sử dụng đồng thời cho nhiều ứng dụng và người dùng.
Mức Logic: Bao gồm các ứng dụng, các công cụ quản lý và dịch vụ được xây dựng trên nền tảng của các thiết bị lớp vật lý, cung cấp khả năng quản lý hệ thống SAN.
Ưu điểm của hệ thống SAN
Tuy nhiên, nhược điểm của SAN là chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với hai dịch vụ DAS và NAS.
DỊCH VỤ TƯ VẤN TRIỂN KHAI HỆ THỐNG LƯU TRỮ CỦA CHÂN CHÍNH
Chúng tôi cung cấp những dịch vụ gì ?
Dịch vụ tư vấn dịch vụ Hệ thống lưu trữ
Nếu Doanh nghiệp của bạn đang gặp phải các vấn đề sau:
Đội ngũ chuyên gia và kỹ sư của chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp các vấn đề mà doanh nghiệp của bạn đang gặp phải. Từ đó cung cấp các dịch vụ tối ưu nhất cho khách hàng.
Thực hiện theo qui trình cụ thể:
Phân tích nhu cầu của khách hàng: Chúng tôi sẽ thu thập các thông tin từ phía khách hàng để trả lời các câu hỏi như:
Nhu cầu lưu trữ dữ liệu của khách hàng là gì ?
Dữ liệu cần được lưu trữ là gì ?
Thời gian mà khách hàng mong muốn lưu trữ tối đa trong bao lâu ?
Mức độ tăng lên của dữ liệu sau ngày làm việc …
Mức độ bảo mật, phân quyền của người dùng
Thu thập cấu trúc hệ thống mạng hiện hữu.
Hạ tầng kết nối mạng có đáp ứng được khả năng lưu trữ không ?
Có bao nhiêu kết nối đồng thời đến hệ thống lưu trữ.
Những thông tin thu thập nhằm xác định khả năng đáp ứng của hệ thống thiết bị lưu trữ đối với yêu cầu khách hàng.
Dịch vụ Triển khai Hệ thống lưu trữ
Đội ngũ kỹ sư triển khai của Chân Chính sẽ trực tiếp thực hiện công tác triển khai, bao gồm:
Lắp đặt thiết bị theo đúng quy chuẩn của nhà sản xuất
Cấu hình thiết bị theo yêu cầu của khách hàng.
Đào tạo, hướng dẫn cách vận hành trong quá trình sử dụng
Hỗ trợ 24/7 nếu gặp phát sinh trong quá trình sử dụng.
Dịch vụ Nâng cấp và bảo trì Hệ thống lưu trữ
Dịch vụ Nâng cấp Hệ thống giúp cho khách hàng tiếp tục sử dụng các thiết bị đã đầu tư ban đầu và thiết bị vẫn đủ khả năng mở rộng dung lượng. Trước tiên, các kỹ sư của chúng tôi sẽ đánh giá mức độ rủi ro xảy ra trong quá trình nâng cấp mở rộng, đề xuất với khách hàng các biện pháp phòng vệ nhằm bảo vệ dữ liệu trong quá trình nâng cấp và sau đó tiến hành nâng cấp.
Dịch vụ Bảo trì Hệ thống lưu trữ đảm bảo dữ liệu của khách hàng luôn được sao lưu mới. Theo định kỳ, chúng tôi sẽ kiểm tra thời gian sao lưu, dữ liệu được sao lưu. Nếu phát hiện những rủi ro liên quan đến mất mát dữ liệu, chúng tôi sẽ có những biện pháp cảnh báo và bảo vệ ngay lập tức cho khách hàng.
Chân Chính là đối tác lâu năm của các hãng sản xuất thiết bị lưu trữ nổi tiếng trên thế giới như HP, Dell, Hitachi, IBM …Với bề dày 21 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tích hợp Hệ thống và triển khai các dịch vụ lưu trữ, Khách hàng sẽ thực sự yên tâm về Dịch vụ Tư vấn & Triển khai Hệ thống lưu trữ mà chúng tôi cung cấp.