Bất cứ một thành phần lõi nào của Data Center (hay phòng máy chủ) bị sự cố chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Dịch vụ Bảo trì hệ thống định kỳ Chân Chính giúp cho toàn bộ hệ thống mạng, máy chủ, storage của khách hàng hoạt động ổn định, phát hiện và ngăn chặn những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra và chúng tôi Hỗ trợ xử lý sự cố kịp thời, nhanh chóng nếu như phát sinh lỗi. Tất cả các nguy cơ có thể ảnh hưởng sẽ được cảnh báo tới khách hàng và tư vấn cách khắc phục nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Dịch vụ Bảo trị hệ thống định kỳ mà chúng tôi cung cấp gồm:
I. Công tác bảo trì định kỳ
Công tác bảo trì tuân theo một qui trình cụ thể, cụ thể là phải tuân theo các bước như sau:
Bước 1: Kiểm tra tổng quan hoạt động của phần cứng
- Trạng thái đèn báo của phần cứng thiết bị (trạng thái đèn báo ram, ổ cứng, nguồn, cpu, các đèn báo lỗi …)
- Kiểm tra môi trường hoạt động: nhiệt độ, độ ẩm phòng.
- Kiểm tra nguồn đầu vào cung cấp cho thiết bị.
- Kiểm tra các loại dây dẫn, như cáp quang, cáp mạng, cáp nguồn.
Bước 2: Truy cập và kiểm tra giám sát hoạt động của thiết bị
- Lấy log file trong khoảng thời gian hoạt động trong kỳ trước đó
- Lấy thông số cụ thể của các thành phần phần cứng (thông số về dung lượng đáp ứng của Ram, dung lượng hiện thời ổ cứng, xử lý của CPU, hoạt động của bộ nguồn và quạt tản nhiệt v.v.…)
- Cập nhật các bản vá bảo mật
- Cập nhật nâng cấp phiên bản Hệ điều hành
- Backup dữ liệu (nếu khách hàng yêu cầu)
Bước 3: Báo cáo
- Báo cáo hoạt động của máy chủ
- Báo cáo hiệu suất hoạt động của máy chủ
- Báo cáo lỗi phát sinh, nguyên nhân và cách xử lý
- Hỗ trợ xử lý tức thời nếu lỗi đó cho phép.
- Khuyến cáo về cách vận hành để tránh xảy ra lỗi tương tự.
II. Công tác nâng cấp phần cứng thiết bị
Việc nâng cấp thường xảy ra đối với hệ thống máy chủ hoặc lưu trữ. Nâng cấp có thể là:
- Mở rộng dung lượng Ram
- Mở rộng dung lượng lưu trữ
- Bổ sung một số thành phần phần cứng cho thiết bị
Công tác nâng cấp cũng được thực hiện theo một trình tự chặt chẽ, đòi hỏi người thực hiện phải thực sự cẩn thận và có kinh nghiệm vì nó ảnh hưởng đến dữ liệu của khách hàng.
Đối với mỗi trường hợp nâng cấp sẽ có một qui trình riêng. Dưới đây là qui trình tổng quát cho công tác nâng cấp:
- Lấy thông tin của thiết bị trước khi nâng cấp (tình trạng hoạt động cuẩ các thành phần trong thiết bị)
- Lấy thông tin chi tiết cụ thể cấu hình phần cứng liên quan đến việc nâng cấp
- Lấy thông tin về dữ liệu
- Chuẩn bị các thiết bị cần thiết phục vụ trong việc nâng cấp
- Thực hiện backup cấu hình thiết bị và dữ liệu
- Thực hiện qui trình nâng cấp.
- Lấy thông tin chi tiết và hoạt động của thiết bị sau khi nâng cấp
- Báo cáo kết quả tới khách hàng, tình trạng hoạt động của thiết bị và đề xuất.
III. Lợi ích của việc Bảo trì hệ thống định kỳ
- Tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Chi phí cho việc Bảo trì hệ thống định kỳ là rẻ hơn rất nhiều so với Chi phí để mua mới thiết bị nếu như có sự cố không thể sữa chữa hay bảo hành. Về cơ bản, việc bảo trì định kỳ giúp “tầm soát” tình trạng hoạt động của thiết bị giúp phát hiện và ngăn chặn các nguy cơ có thể xảy ra.
- Đảm bảo hoạt động kinh doanh.
- Tối ưu hóa công việc cho người quản trị hệ thống. Người quản trị IT không phải lúc nào cũng có thời gian để giám sát các hoạt động của tất cả các thiết bị. Do đó, với việc thuê ngoài một đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của họ.
- Nhanh chóng phát hiện các nguy cơ rùi ro để chủ động trong mọi trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Đồng thời giúp cho người quản trị có đủ thời gian để lên các phương án thay thế, nâng cấp hay backup dữ liệu kịp thời.
- Giảm thiểu sự cố phát sinh trong tương lai, nâng cao tuổi thọ thiết bị. Thiết bị cũng giống như con người, muốn có "tuổi thọ" cao cần phải được chăm sóc và bảo dưỡn. Đó là điều tất yếu cho Hệ thống Data Center